Kết quả tìm kiếm cho "Sắc màu Khmer"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 404
Đồi Tà Pạ tọa lạc xã Tri Tôn từ lâu là nơi được nhiều người tìm đến khi muốn tạm xa thành phố, tìm lại cảm giác bình yên. Không gian nơi đây có chùa, có hồ nước, có cây thốt nốt, có những người dân chân chất. Mỗi buổi sáng, ánh nắng nhẹ rọi xuống đỉnh đồi, hồ lặng sóng, gió mát, ai ghé qua cũng muốn dừng lại lâu hơn một chút.
Ngày 1/7/2025, tỉnh mới An Giang chính thức hình thành trên bản đồ hành chính Việt Nam, là kết quả của quá trình hợp nhất hai tỉnh liền kề An Giang và Kiên Giang. Không chỉ là sự thay đổi về ranh giới địa lý hay cơ cấu bộ máy chính quyền, đây là dấu mốc lịch sử trong thực hiện nghị quyết Trung ương về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả và mở rộng không gian phát triển toàn vùng.
Kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, chúng tôi có dịp được trò chuyện cùng 2 phóng viên: Khái Hưng và Lê Thắng, cùng công tác tại Đài Phát thanh - Truyền hình An Giang, đại diện cho những nhà báo trẻ đầy nhiệt huyết với nghề và có nhiều tác phẩm ghi dấu qua các cuộc thi chuyên nghiệp.
Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025) diễn ra trong thời điểm rất đặc biệt, khi cả nước chuyển mình bước vào kỷ nguyên mới. Đội ngũ làm báo cũng “nhập cuộc”, sẵn sàng tâm thế mới cho giai đoạn mới, tiếp tục nắm giữ vai trò chủ đạo “người ghi chép lịch sử”.
Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn ngành giáo dục năm học 2024 - 2025 cũng là hội nghị cuối cùng để kết thúc hoạt động sau chặng đường đồng hành với các cơ sở theo yêu cầu sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống công đoàn. Dù có nhiều luyến tiếc, tâm tư, nhưng nhìn lại chặng đường đã qua, tất cả đều tự hào vì đã hoàn thành sứ mệnh của mình, thể hiện vai trò là điểm tựa, là nơi chăm lo, hỗ trợ về đời sống vật chất, tinh thần của các đoàn viên trong ngành.
Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) An Giang đang tiến hành nghiên cứu quy trình chế biến nước giải khát lên men đóng lon, bột hòa tan, siro từ nước thốt nốt. Các kết quả nghiên cứu góp phần đa dạng hóa sản phẩm từ nước thốt nốt và tăng thêm thu nhập cho người nông dân, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số Khmer.
Từ một địa phương được biết đến với cái nắng “đổ lửa” của miền biên giới, đến nay, Tây Ninh đang dần chuyển mình trở thành một trong những trung tâm du lịch hấp dẫn của khu vực phía Nam. Với lợi thế địa lý, tài nguyên thiên nhiên phong phú, di sản văn hóa độc đáo và chính sách thu hút đầu tư mạnh mẽ, tỉnh đang khẳng định vị thế là điểm đến mới, giàu tiềm năng của ngành công nghiệp không khói.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam năm 2025 vừa trôi qua, đánh dấu mùa lễ hội đầu tiên sau khi được UNESCO công nhận Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội khẳng định sự gắn kết không thể tách rời giữa 2 nhân vật chính: Thiên thần và nhân thần.
Không chỉ nổi tiếng những di tích văn hóa - lịch sử hào hùng, cảnh đẹp thiên nhiên núi rừng hoang sơ, hùng vĩ… An Giang còn có nền văn hóa ẩm thực đa dạng bởi sự giao thoa của 4 dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer cùng sinh sống, gắn bó từ lâu đời.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, với tiến trình hình thành, phát triển 200 năm, miếu Bà Chúa Xứ núi Sam vẫn đang trụ vững với thời gian. Sự trụ vững ấy phát xuất từ chính niềm tin chưa một lần phai nhạt trong tâm thức của người dân bản địa lẫn tất cả tín đồ đã từng biết đến Bà, từng được Bà độ trì. Niềm tin ấy có nguồn gốc sâu xa, chứ không đơn thuần chỉ là một niềm tin nhất thời, phi lý. Chính niềm tin sắt son ấy kết nối mọi người về với nhau, về với miền di sản Vía Bà.
Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra trong tháng 4 âm lịch hàng năm tại tỉnh An Giang, là sinh hoạt văn hóa dân gian đặc sắc, mang giá trị tâm linh to lớn đối với nhiều cộng đồng dân tộc, như: Kinh, Hoa, Chăm, Khmer… không chỉ ở Nam Bộ, mà còn trên khắp cả nước. Tầm quan trọng của lễ hội thể hiện ở việc vừa mang giá trị văn hóa đặc sắc, vừa là chỗ dựa tâm linh vững chắc cho người dân.
Với những lợi thế vượt trội về vị trí địa lý, tiềm năng kinh tế đa dạng, bản sắc văn hóa phong phú và nguồn lực xã hội dồi dào, việc “hợp nhất” tỉnh An Giang và Kiên Giang hứa hẹn sẽ tạo nên “cực tăng trưởng” mới cho khu vực ĐBSCL. Khi 2 địa phương giàu tiềm năng này chính thức “về chung một nhà”, một thực thể hành chính mới với quy mô và sức mạnh tổng hợp vượt trội sẽ ra đời. Tỉnh An Giang “mới” sẽ sở hữu những tiềm năng và lợi thế phát triển mang lại những cơ hội cho sự thịnh vượng của vùng đất và người dân nơi đây.